Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

15/11/2022
Tin tức

Tết cổ truyền Việt Nam có rất nhiều những phong tục tập quán cố truyền tốt đẹp và ý nghĩa. Vậy các bạn đã biết được những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam nào chưa? Dưới đây, Koffmann sẽ cùng các bạn khám phá 5 phong tục tết Nguyên Đán cổ truyền z

Tết cổ truyền Việt Nam có rất nhiều những phong tục tập quán cố truyền tốt đẹp và ý nghĩa. Vậy các bạn đã biết được những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam nào chưa? Dưới đây, Koffmann sẽ cùng các bạn khám phá 5 phong tục tết Nguyên Đán cổ truyền của Việt Nam nhé.

6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

1, Phong tục Tết cổ truyền xông nhà (xông đất)

Theo như văn hóa dân gian từ xa xưa, việc xông nhà ngày Tết có vai trò rất quan trọng. Vì nhờ đó sẽ giúp cả gia đình tránh được những điều xấu, vận không tốt được hiệu quả nhất. Đồng thời mang đến được thật nhiều những may mắn, thuận lợi và hạnh phúc cho gia chủ cùng gia đình.
Cụ thể, để tránh "dông cả năm” thì người xông nhà cần phải không xung với năm đó cũng như không xung với tuổi với gia chủ. Thông thường những người được chọn để xông nhà là người có gia cảnh tốt, làm ăn thịnh vượng.

2, Lau dọn, trang trí nhà cửa ngày Tết

Đây chính là một phong tục Tết cổ truyền tốt đẹp của dân tộc ta đã có từ xa xưa. Cụ thể, các gia đình cần dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, lau dọn các đồ vật thật sạch sẽ trong những ngày cuối năm. Hành động này với ý nghĩa nhằm sắp xếp những điều chưa được ổn thoả trong năm cũ. Đồng thời cũng nhằm mục đích xóa bỏ những điều không tốt, không được may mắn của năm cũ. Qua đó chuẩn bị chào đón năm mới với thật nhiều những tài lộc cũng như may mắn.
Bên cạnh việc dọn dẹp, các gia đình cũng cần trang trí nhà cửa ngày Tết để đón năm mới. Chẳng hạn, một trong những phong tục dân gian chính là treo tranh để trang trí cho mang không khí Tết đến xuân về tràn ngập không gian. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh không treo những tranh có nội dung “xui xẻo”, không tốt như đánh ghen hay kiện tụng… Thay vào đó các gia chủ cần chọn những tranh có nội dung thể hiện sự may mắn, vinh hoa phú quý như: lợn gà, hoa trái hay cậu bé,... Hay bạn cũng có thể trang trí tết cổ truyền với những tranh với cảnh vật gà gáy gọi mặt trời, trâu bò đông đúc, thóc lúa đầy bồ…với hy vọng một năm mới có nhiều những điều tốt lành.

6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam - dọn nhà

Phong tục dọn nhà Tết cổ truyền Việt Nam

3, Mua muối dịp đầu năm

Cha ông ta từ xa xưa vẫn có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", và đây cũng chính là “truyền thống” tốt đẹp, quý báu của người dân nước ta. Người xưa vẫn quan niệm rằng, 'đầu năm mua muối' để có được một năm thuận hòa, ấm êm. Vì muối chính là biểu tượng cho sự mặn mà, thể hiện cho tình nghĩa đậm đà giữa các thành viên trong gia đình.
Trong khi đó, “cuối năm mua vôi” để có thể vạch cung tên trên sân nhằm mục đích xua đuổi tà ma, quỷ dữ. Không chỉ vậy, ngày xưa vôi còn là vật liệu giúp “trang trí” lại nhà cửa được sáng sủa, sạch sẽ hơn để đón năm mới”

4, Tránh không nên quét nhà trong ba ngày Tết

Một trong các phong tục Tết cổ truyền Việt Nam chính là kiêng quét nhà trong ba ngày Tết. Đây chính là phong tục phổ biến trong dân gian và có nguồn gốc cũng như nghĩa to lớn. Theo đó, trong ba ngày Tết không ai trong gia đình được quét nhà và rác trong nhà hất ra bên ngoài. Vì theo như phong tục nếu làm như vậy thì tức là bạn đã quét đi hết những sự may mắn, vận đỏ đi.
Do đó, các gia đình nên quét dọn nhà cửa, dọn dẹp vườn tược, cũng như sửa soạn đồ thờ trước thời khắc Giao thừa. Để cho nhà cửa luôn được gọn gàng, sạch sẽ và thoáng mát nhất trong những ngày Tết. Ngoài ra, khi đến nhà người khác chơi, ăn cơm thì “không nên quá nhiệt tình” đi tìm chổi để quét dọn giúp.

không nên quét nhà trong ba ngày Tết

Cần tránh không nên quét nhà trong ba ngày Tết

5, Thăm mộ tổ tiên, người đã khuất

Việc con cháu trong gia đình cùng nhau đi thăm mộ, dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ mộ của tổ tiên, người đã khuất là một phong tục Tết cổ truyền tốt đẹp của dân tộc ta. Phong tục nay của người Việt chính là sự thể hiện đạo hiếu nghĩa, lòng kính trọng với đấng sinh thành, tổ tiên và những người đã khuất. Đồng thời cũng là dịp để con cháu, cầu xin những bề trên, người đã khuất ban cho thật nhiều sức khỏe.
Đó chính là 5 phong tục Tết cổ truyền phổ biến rộng rãi ở nước ta. Ngoài ra cũng còn một số phong tục khác như: kiêng kỵ xin lửa, xin nước đầu năm, không ăn cháo vào sáng mùng 1 Tết, không xuất hành vào ngày mùng 5,...
Mong rằng, bài viết này của Koffmann đã giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích, thú vị. Chúc cho quý khách hàng sẽ có một năm mới may mắn, hạnh phúc, thành công trong cuộc sốn

Chia sẻ

Bài viết liên quan